Cốc và tay cầm: Chiến lược đầu tư thông minh từ biểu đồ kỹ thuật

by Tina
cốc và tay cầm

Cốc và tay cầm là một trong những dạng mô hình giá cổ điển mang tính xác suất cao, thường được các nhà đầu tư sử dụng để dự đoán sự tiếp diễn của xu hướng tăng. Với hình dáng giống như một chiếc cốc có tay cầm, mô hình này vừa trực quan vừa hiệu quả trong việc xác định điểm mua lý tưởng.

Cốc và tay cầm là gì?

cốc và tay cầm

Cốc và tay cầm là dạng mô hình giá được giới thiệu bởi William J. O’Neil – nhà đầu tư nổi tiếng và tác giả của cuốn “How to Make Money in Stocks”. Mô hình này mô phỏng hình dáng của một chiếc cốc tròn đáy, đi kèm phần tay cầm hơi nghiêng, cho thấy quá trình tích lũy và điều chỉnh ngắn hạn trước khi giá bứt phá tăng mạnh trở lại.

Mô hình thường xuất hiện sau một đợt tăng giá mạnh, đóng vai trò như một giai đoạn tạm nghỉ của thị trường. Khi giá vượt qua phần tay cầm, nó báo hiệu xu hướng tăng sẽ tiếp diễn với động lực mạnh mẽ hơn.

Đặc điểm nhận biết mô hình cốc và tay cầm

Mô hình này bao gồm hai phần chính: phần cốc và phần tay cầm. Cùng phân tích chi tiết từng phần để dễ dàng nhận diện mô hình trên biểu đồ.

Xem thêm:  Tín hiệu Forex miễn phí - Hướng dẫn và nguồn đáng tin cậy

Phần cốc

Hình dạng của phần cốc ó thể là hình chữ U mềm mại, đôi khi là chữ V nhưng chữ U được đánh giá cao hơn vì thể hiện sự tích lũy bền vững. Trước khi tạo cốc, giá cần có một đợt tăng ít nhất 30% để đảm bảo xu hướng tăng rõ ràng. Hai miệng cốc không cần phải quá bằng nhau nhưng cũng không thể để quá nghiêng.

Độ sâu ốt nhất trong khoảng 12%–33%. Nếu cốc quá sâu (trên 50%), rủi ro thất bại của mô hình cao hơn. Phần cốc thường mất từ 3 đến 6 tháng để hình thành – thời gian này giúp quá trình tích lũy đủ dài và đáng tin cậy.

cốc và tay cầm

Phần tay cầm

Thời gian để hình thành ít nhất sẽ dao động từ 1–2 tuần. Đây là giai đoạn điều chỉnh nhỏ sau khi giá chạm lại đỉnh của phần cốc. Khối lượng giao dịch giảm dần thể hiện lực bán yếu và áp lực chốt lời thấp. Độ sâu điều chỉnh khoảng 10%–15% so với chiều cao phần cốc là tối ưu.

Tay cầm cần nằm phía trên phần đáy cốc và không được phá vỡ đường MA200. Một khi giá break-out khỏi tay cầm đi kèm khối lượng giao dịch tăng mạnh (trên 40% so với trung bình), đó là tín hiệu xác nhận mô hình.

Cách giao dịch với mô hình cốc và tay cầm

cốc và tay cầm

Sau khi xác định được mô hình cốc và tay cầm trên biểu đồ, nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều chiến lược vào lệnh khác nhau, phù hợp với mức độ mạo hiểm và phong cách giao dịch cá nhân.

Xem thêm:  Copy Trade Forex là gì? Các nhà đầu tư cần biết

Cách 1: Vào lệnh khi giá break out khỏi tay cầm

Đây là cách phổ biến nhất, khi giá vượt qua vùng kháng cự tại miệng cốc kèm theo khối lượng tăng mạnh, đó là thời điểm vào lệnh. Cách này đảm bảo an toàn, xác nhận mô hình đã hoàn thành.

Cách 2: Vào lệnh khi giá quay về vùng hỗ trợ tay cầm

Nhà đầu tư có thể chờ giá quay về vùng hỗ trợ cũ tại tay cầm (tức là vùng giá điều chỉnh gần nhất), sau đó mua vào. Ưu điểm của cách này là giảm rủi ro, tối ưu điểm vào nếu mô hình test lại trước khi tăng. Tuy nhiên, có thể bỏ lỡ cơ hội nếu giá không test lại mà tăng luôn.

Cách 3: Vào lệnh tại đáy tay cầm

Đây là phương pháp rủi ro cao nhưng lợi nhuận tiềm năng cũng lớn nhất. Nhà đầu tư cần kinh nghiệm và sự nhạy bén để xác định đúng vùng đáy tay cầm mà không cần chờ break out. Ưu điểm của cách này là có lợi nhuận tối đa nếu giá đi đúng hướng. Tuy nhiên lại bị rủi ro sai mô hình cao, dễ bị dừng lỗ sớm.

Lưu ý quan trọng như sau:

  • Dù chọn cách nào, cũng nên đặt lệnh cắt lỗ dưới đáy phần tay cầm hoặc thấp hơn một vài giá.
  • Khi giá tăng đến mức tương đương với độ sâu phần cốc, nên xem xét chốt lời một phần để bảo vệ thành quả.
Xem thêm:  Cách xác định xu hướng thị trường qua tin tức

Mô hình cốc và tay cầm là một công cụ mạnh mẽ trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư nhận biết giai đoạn tích lũy trước khi cổ phiếu tăng giá mạnh. Tuy nhiên, như mọi mô hình khác, nó không đảm bảo chính xác tuyệt đối. Nhà đầu tư cần kết hợp cùng các yếu tố khác như khối lượng, đường MA, RSI hoặc MACD để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Sàn Forex Plus nhé!

Related Posts

Leave a Comment